Du lịch, khảo cổ và di sản Roma

Bài chi tiết: Du lịch Roma
Trung tâm lịch sử thành Roma, các tài sản thuộc Tòa Thánh nằm trong thành phố hưởng đặc quyền lãnh thổ ngoại vi và Thánh Phaolô Ngoại thành

Di sản thế giới của UNESCO
Cảnh quan bên trong Đấu trường La Mã
Tên chính thức
Tiếng AnhHistoric Centre of Rome, the Properties of the Holy See in that City Enjoying Extraterritorial Rights and San Paolo Fuori le Mura
Tiếng PhápCentre historique de Rome, les biens du Saint-Siège situés dans cette ville bénéficiant des droits d'extra-territorialité et Saint-Paul-hors-les-Murs
Thông tin khái quát
Quốc gia Ý
Tòa Thánh Vatican
Diện tích1.431 ha (3.540 mẫu Anh)
KiểuVăn hóa
Tiêu chuẩn(i), (ii), (iii), (iv), (vi)
Tham khảo91
Vùng UNESCOChâu Âu và Bắc Mỹ
Lịch sử công nhận
Công nhận1980 (kỳ họp thứ 4)
Mở rộng1990

Roma ngày nay là một trong những điểm đến du lịch quan trọng nhất của thế giới, điều này là do sự đa dạng không thể đếm hết các kho tàng khảo cổ và báu vật nghệ thuật tại đây, cũng như do nét thu hút văn hóa của những truyền thống đặc trưng, vẻ đẹp cảnh quan và sự uy nghi tráng lệ của những căn biệt thự (công viên). Các tài nguyên di sản quý giá nhất ở Roma là chính số lượng bảo tàng lớn – Bảo tàng Capitolinus - viện bảo tàng lâu đời nhất trên thế giới,[289] Bảo tàng Vatican, Phòng triển lãm Borghese, và cùng với những địa điểm khác liên quan đến cả nghệ thuật đương đại và hiện đại – cầu dẫn nước, đài phun nước, nhà thờ, cung điện, công trình lịch sử, đài tưởng niệm, tàn tích Công trường La Mã và các cổ mộ. Roma là thành phố thứ được viếng thăm nhiều đứng thứ ba tại Liên minh châu Âu, chỉ xếp sau Luân ĐônParis, với lượng du khách một năm trung bình 7-10 triệu người, mà đôi khi tăng gấp đôi vào những năm thánh. Theo thống kê gần đây, Đấu trường La Mã (4 triệu du khách) và Bảo tàng Vatican (4,2 triệu du khách) lần lượt đứng thứ 39 và 37 trong bảng xếp hạng những nơi được viếng thăm nhiều nhất trên thế giới.[290]

Trung tâm lịch sử Roma có đến hơn 25.000 điểm tham quan về môi trường và khảo cổ được công nhận, chính vì điều này, Roma là thành phố có nhiều di tích nhất trên thế giới.[291] Sau quá trình thương nghị với Tòa Thánh và Ý, Ủy ban Di sản thế giới UNESCO trên tinh thần hợp tác đã quyết định sửa đổi bổ sung di sản của Roma vào năm 1990, mở rộng đến phạm vi tường thành Janiculum do Giáo hoàng Urbanô VIII cho xây dựng năm 1643, và những tài sản ngoài lãnh thổ của Tòa Thánh nằm bên trong thành phố,[292] trong đó có ba đại vương cung thánh đường tối quan trọng đối với Giáo hội là Đức Bà Cả, Thánh Gioan tại LatêranôThánh Phaolô Ngoại thành.[18]

Bậc thang Tây Ban Nha

Roma là một trung tâm khảo cổ học lớn và là một trong những trung tâm quan trọng nhất về nghiên cứu khảo cổ học của thế giới. Có rất nhiều viện nghiên cứu và viện văn hóa nằm rải rác trong thành phố, chẳng hạn như Viện hàn lâm Hoa Kỳ tại Roma[293] và Viện Thụy Điển tại Roma.[294] Roma tồn tại rất nhiều di tích cổ đại, bao gồm Công trường La Mã, Chợ Traianus, Công trường Traianus,[295] Đấu trường La Mã, đền Pantheon và một số khác. Đấu trường La Mã được đánh giá là một trong những di tích khảo cổ tiêu biểu nhất của Roma và là một kỳ quan thế giới.[296][297]

Roma là kho tàng lưu trữ lớn và đầy ấn tượng về các lĩnh vực nghệ thuật, điêu khắc, đài phun nước, khảm trang trí ghép mảnh (mosaic), bích họa và tranh vẽ từ tất cả các giai đoạn khác nhau trong lịch sử. Roma đã trở thành một trung tâm nghệ thuật từ thời La Mã cổ đại, với các hình thức nghệ thuật La Mã quan trọng như kiến trúc, hội họa, điêu khắc và tranh khảm. Rèn kim loại, làm khuôn tiền xu và khắc đá quý, chạm trổ ngà voi, tượng thủy tinh, đồ gốm và sách minh họa hình ảnh được coi là những hình thức 'nhỏ' trong các tuyệt tác nghệ thuật La Mã.[298] Roma sau này trở thành một trung tâm nghệ thuật Phục Hưng chính, từ khi các giáo hoàng dành khoản tiền lớn cho các công trình xây dựng hoàng cung hùng vĩ, cung điện, quảng trường và công trình công cộng nói chung. Roma trở thành một trong những trung tâm tác phẩm nghệ thuật Phục Hưng lớn của châu Âu, chỉ đứng sau Firenze, và có thể so sánh với các thành phố lớn và các trung tâm văn hóa khác như ParisVenezia. Thành phố đã chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi phong trào baroque và trở thành nơi cư ngụ của nhiều nghệ sĩkiến trúc sư, chẳng hạn như Bernini, Caravaggio, Carracci, Borromini, Cortona.[299] Trong cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, thành phố là một trong những trung tâm của Grand Tour[300] - một hình thức du lịch truyền thống ở châu Âu - khi mà những người giàu có, quý tộc trẻ Anh và châu Âu đến thăm thành phố để tìm hiểu về văn hóa, nghệ thuật, triết học và kiến trúc La Mã cổ đại. Roma là nơi có nhiều nghệ sĩ tân cổ điển và rococo, chẳng hạn như PanniniBernardo Bellotto. Ngày nay, thành phố là một trong những trung tâm nghệ thuật lớn nhất của thế giới, với rất nhiều viện nghệ thuật[301]bảo tàng.

  • Bảo tàng Capitolinus
  • Bảo tàng Chiaramonti, Vatican
  • Thư viện ảnh Borghese
  • Bảo tàng quốc gia Roma
  • Bảo tàng Văn minh La Mã
  • Thư viện ảnh quốc gia Nghệ thuật cổ đại

Roma đã phát triển thành nơi lưu trữ nghệ thuật đương đại, hiện đại và kiến trúc. Thư viện Nghệ thuật Hiện đại Quốc gia là nơi trưng bày cố định các tác phẩm của Balla, Morandi, Pirandello, Jerzy Dudek, De Chirico, De Pisis, Guttuso, Fontana, Burri, Mastroianni, Turcato, Kandisky, Cézanne. Năm 2010 chứng kiến buổi khai trương nền tảng nghệ thuật mới nhất của Roma, một loại hình nghệ thuật đương đại và triển lãm kiến trúc do kiến trúc sư người Iraq nổi tiếng Zaha Hadid thiết kế. Bảo tàng Quốc gia Nghệ thuật và Kiến trúc thế kỷ 21 – MAXXI tái hiện một khu vực đổ nát với kiến trúc hiện đại ấn tượng. Maxxi[302] có một trường dành riêng cho phòng nghiên cứu thực nghiệm và văn hóa, trao đổi quốc tế và học tập. Nó là một trong những dự án kiến trúc hiện đại mong muốn nhất của Roma, cùng với Parco della Musica của Renzo Piano[303] và Trung tâm Hội nghị Roma của Massimiliano, Centro Congressi Italia EUR tại khu EUR, khai trương vào năm 2016.[304] Trung tâm Hội nghị có đặc điểm như một container bán trong suốt khổng lồ, kết cấu thépteflon treo giống như một đám mây bên trong có các phòng họp và một hội trường với hai quảng trường mở ra khu dân cư hai bên công trình.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Roma http://www.tirana.gov.al/common/images/Internation... http://koeppen-geiger.vu-wien.ac.at/ http://media.johnwiley.com.au/product_data/excerpt... http://www.bladesplace.id.au/olympic-games-candida... http://www.ebeijing.gov.cn/Sister_Cities/Sister_Ci... http://geography.about.com/od/historyofgeography/a... http://www.adnkronos.com/Archivio/AdnAgenzia/2003/... http://www.atkearney.com/research-studies/global-c... http://www.auditorium.com/ http://www.bbc.com/travel/story/20171102-the-cats-...